Top 10 game có thưởng khi tải về - tải game đánh bài đổi thưởng 88

trongdong
text logo

Ba Vì: Nâng cao đời sống cho người dân ở xã dân tộc, miền núi trong nông thôn mới

Tác giả bài viết: Bảo Chương

Thứ sáu - 14/07/2023 07:38
Nằm về phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, Ba Vì là huyện còn nhiều khó khăn của Thủ đô Hà Nội, huyện có 7 xã miền núi với tổng dân số có gần 30.000 người là đồng bào dân tộc thiểu số. Vượt qua khó khăn, thử thách, Ba Vì đã tạo ra được chuyển biến lớn trên nhiều lĩnh vực, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, tạo nên những bức tranh nông thôn Ba Vì khởi sắc từng ngày.
Nằm ven Vườn Quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì, huyện Ba Vì từng là địa phương thuộc diện đặc biệt khó khăn của cả nước. Vào năm 2008, khi mới hợp nhất về với Thủ đô theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội, tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương còn trên 30%. Cuộc sống của người dân đồng bào dân tộc vẫn còn nhiều thiếu thốn. 

Từ năm 2010 đến nay, thông qua các Kế hoạch số 166, 138 và mới đây là Kế hoạch số 253/KH-UBND của UBND TP Hà Nội, xã Ba Vì đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Thay vì những con đường đất trơn trượt, lầy lội vào mùa mưa, những tuyến đường đến với xã Ba Vì đã được cứng hóa gần như 100%. Người dân được sử dụng điện lưới quốc gia ổn định. Hệ thống trường học và trạm y tế được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu tiếp cận giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc nơi đây. Năm 2022, xã Ba Vì đã về đích nông thôn mới. Điều đáng nói, xã Ba Vì cũng là địa phương cuối cùng của Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. 

Không chỉ riêng xã Ba Vì, nhờ có sự quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng, nguồn vốn sản xuất, đồng bào 7 xã miền núi của huyện Ba Vì đã vươn lên phát triển toàn diện các mặt đời sống. Người dân đã dần xóa bỏ tập quán canh tác lạc hậu. Thay vào đó, họ đã biết tận dụng lợi thế tiềm năng sẵn có để phát triển sản xuất, chăn nuôi và chú trọng đẩy mạnh phát triển du lịch - dịch vụ.
Nông thôn Ba Vì khởi sắc từng ngày
  Nông thôn Ba Vì khởi sắc từng ngày
Công tác giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, giảm nghèo được quan tâm thực hiện thường xuyên, hiệu quả; các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, người thuộc xã miền núi, dân tộc thiểu số được giải quyết đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ, đúng đối tượng quy định.

Việc triển khai đề án “Phát triển sản xuất và tiêu thụ chè an toàn”, tại 7 xã miền núi đã hình thành nhiều mô hình sản xuất, thâm canh chè sạch theo hướng VietGAP. Đến nay, tổng diện tích chè của 7 xã miền núi đạt 1.300ha. Bên cạnh đó, Chăn nuôi bò sữa đã trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực tại các xã miền núi, với trên 12.000 con bò sữa; Chăn nuôi đà điểu cũng phát triển mạnh đã góp phần đưa Ba Vì là huyện dẫn đầu thành phố về chăn nuôi bò sữa và gia súc, gia cầm.

Trên địa bàn huyện còn có nhiều làng nghề chế biến, sản xuất đã có lịch sử lâu đời và đang ngày một phát triển như làng nghề miến Dong Minh Hồng, làng nghề sản xuất, chế biến chè búp khô ở làng Đô Trám và một số thôn, làng của xã Ba Trại; Làng nghề chế biến thuốc Nam tại thôn Yên Sơn - xã Ba Vì, giúp giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Đặc biệt, UBND Ba Vì đã xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm nông sản của 7 xã miền núi, đến nay đã có 20 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, qua đó góp phần kích thích sản xuất, tiêu dùng, tăng thu nhập cho nông dân.
Sản xuất nông nghiệp tại Ba Vì ngày càng phát triển
Sản xuất nông nghiệp tại Ba Vì ngày càng phát triển
 
 Đến nay, có 22 trường ở 3 cấp học đạt chuẩn, chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, tái mù chữ đạt được kết quả cao; 100% trẻ em vùng đồng bào dân tộc đúng độ tuổi được đến trường; Cả 7 xã miền núi đều đạt chuẩn quốc gia về y tế. Các chương trình khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho đồng bào được nhiều cơ quan, đơn vị phối hợp triển khai; 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Lĩnh vực giáo dục được quan tâm, đã triển khai dạy - học theo phương án linh hoạt, tối ưu, bảo đảm 100% học sinh có đủ phương tiện và tham gia học tập đầy đủ theo quy định. Các công trình phúc lợi (giao thông, trường học, trạm y tế, điện, nước sạch và môi trường...) được quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân được tiếp cận, thụ hưởng, qua đó, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trên địa bàn.
Nâng cao đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Nâng cao đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhờ có các chính sách hiệu quả, đến nay 7 xã miền núi của huyện Ba Vì là: Minh Quang, Khánh Thượng, Ba Vì, Vân Hòa, Yên Bài, Tản Lĩnh, Ba Trại đều không còn là xã đặc biệt khó khăn. Những chế độ, chính sách, công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số tại đây được các cấp, ngành của huyện Ba Vì triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả. Nhờ vậy, huyện Ba Vì tiếp tục giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo, cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh...

= = = = = 
TRANG THÔNG TIN CÓ SỰ PHỐI HỢP CỦA VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Có thể bạn quan tâm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây