Top 10 game có thưởng khi tải về - tải game đánh bài đổi thưởng 88

trongdong
text logo

Hoạt động thanh toán điện tử tiếp tục tăng trưởng nhanh

Tác giả bài viết: Minh Phương

Thứ tư - 04/01/2023 23:16

Năm 2022, hoạt động thanh toán điện tử tiếp tục tăng trưởng nhanh với tổng số lượng giao dịch và giá trị giao dịch thực hiện qua NAPAS tiếp tục tăng tương ứng là 96,5% và 87,3% so với năm 2021; và tiếp tục ghi nhận tỷ trọng các giao dịch rút tiền mặt trên tổng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS giảm từ 12% trong năm 2021, xuống mức 6,56% của năm 2022. Tỷ trọng giao dịch thẻ chip thực hiện qua hệ thống NAPAS tiếp tục tăng từ 26% năm 2021 lên đến hơn 60% năm 2022.

Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2023 của NAPAS
Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2023 của NAPAS

Ngày 04/01/2022, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã tổ chức thành công “Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2023”. 

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Quang Minh, Tổng giám đốc NAPAS đã báo cáo kết quả triển khai hoạt động của NAPAS trong năm 2022. Trước tình hình phục hồi các hoạt động kinh tế sau đại dịch COVID-19 được kiểm soát, cùng với những biến động của kinh tế thế giới cũng như trong nước, dưới sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Hội đồng quản trị, trong năm 2022, NAPAS đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đây cũng là năm bản lề triển khai Chiến lược phát triển Công ty giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030. 

Theo đó, NAPAS đã hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm được NHNN giao; bám sát kế hoạch triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 – 2025 của ngành Ngân hàng; phát huy vai trò đơn vị cung cấp hạ tầng thanh toán quốc gia, dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử; hỗ trợ và góp phần cùng các ngân hàng, công ty tài chính, trung gian thanh toán và các đối tác phát triển hệ sinh thái thanh toán số; gia tăng tiện ích, trải nghiệm thanh toán cho mọi người dân. 

Về đảm bảo hạ tầng vận hành an toàn, ổn định và thông suốt, trong năm 2022, chỉ số cam kết chất lượng dịch vụ (SLA) đối với các dịch vụ chuyển mạch ATM/POS; thanh toán thẻ trực tuyến và dịch vụ Chuyển nhanh NAPAS 247 đạt 99,996%. Trong đó, NAPAS luôn chuẩn bị sẵn sàng về hệ thống và nguồn lực; xây dựng các phương án đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin quan trọng, song song mở rộng năng lực xử lý để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng lượng giao dịch giao dich lớn trong các thời gian cao điểm trong năm. 

Kết quả về hoạt động thanh toán điện tử tiếp tục tăng trưởng nhanh trong năm 2022 với tổng số lượng giao dịch và giá trị giao dịch thực hiện qua NAPAS tiếp tục tăng tương ứng là 96,5% và 87,3% so với năm 2021. Năm nay tiếp tục ghi nhận tỷ trọng các giao dịch rút tiền mặt trên tổng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS giảm từ 12% trong năm 2021, xuống mức 6,56% của năm 2022. Tỷ trọng giao dịch thẻ chip thực hiện qua hệ thống NAPAS tiếp tục tăng từ 26% năm 2021 lên đến hơn 60% năm 2022. Dịch vụ chuyển nhanh NAPAS 247 bằng mã VietQR cũng có sự tăng trưởng ấn tượng sau hơn 1 năm ra mắt, thanh toán bằng mã VietQR đã trở thành một trong các hình thức thanh toán phổ biến và được thị trường đón nhận vì sự thuận thiện, đơn giản và chi phí thấp.

Cũng trong năm qua, NAPAS đã hoàn thành triển khai nhiều dự án trọng điểm. Có thể kể đến như hoàn thành dự án triển khai kết nối liên thông dịch vụ chuyển nhanh NAPAS 247 với tài khoản Mobile Money của 2 đơn vị là VNPT và Viettel; mở rộng hình thức thanh toán bằng mã VietQR trên cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) với 17 ngân hàng; các dự án tăng cường kết nối quốc tế các tổ chức Thẻ và công ty chuyển mạch của nhiều quốc gia như Thái Lan, Hàn Quốc, Campuchia, Liên bang Nga. Bên cạnh đó, NAPAS đã mở rộng hệ sinh thái thanh toán và gia tăng tiện ích cho người dùng thông qua thúc đẩy hợp tác các ngân hàng và công ty tài chính tham gia phát hành thẻ tín dụng nội địa; triển khai mở rộng dịch vụ thanh toán Vinbus cho khách hàng của 18 ngân hàng.
Không chỉ phối hợp triển khai đa dạng các sản phẩm, dịch vụ với nhiều tiện ích và chi phí hợp lý đáp ứng nhu cầu thanh toán của mọi người dân, từ thành thị đến khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, NAPAS còn triển khai nhiều chương trình hỗ trợ các Tổ chức thành viên trong năm 2022. Cụ thể: chương trình hỗ trợ TCTV hoàn thành chuyển đổi thẻ chip theo tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa của NHNN; các chương trình marketing, ưu đãi nhằm khuyến khích thói quen thanh toán của người dân,... Riêng đối với chương trình miễn, giảm phí dịch vụ chuyển mạch và bù trừ, tổng phí NAPAS đã giảm cho các Tổ chức thành viên trong năm 2022 đạt 1.743 tỷ đồng. 

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng đã ghi nhận kết quả và những nỗ lực của tập thể lãnh đạo và CBNV NAPAS đạt được trong năm 2022 trong bối cảnh nhiều khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế trong và ngoài nước. Đặc biệt, Phó Thống đốc nhấn mạnh việc tiếp tục giảm tỷ trọng giao dịch rút tiền mặt so với tổng các giao dịch và tăng về tỷ trọng xử lý thẻ chip VCCS – tiêu chuẩn thẻ chip nội địa được xử lý qua hệ thống NAPAS trong năm 2022 là những con số biết nói cho thấy sự phát triển trong hoạt động của NAPAS. Đây còn thể hiện các ngân hàng cũng đang dịch chuyển dần sang thẻ chip VCCS. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy triển khai thanh toán cho 7 nhóm dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công Quốc gia và tăng cường kết nối thanh toán quốc tế với một số quốc gia cũng là một điểm sáng trong hoạt động của NAPAS trong năm 2022. 

Để tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được và hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm được NHNN giao trong năm 2023, Phó Thống đốc đề nghị NAPAS cần tập trung thực hiện đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ được giao và các nhiệm vụ khác có liên quan đến hoạt động của Công ty tại Chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2023.
Cụ thể, tiếp tục tập trung đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ mới, đầu tư phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công việc. Bên cạnh đó, phối hợp các đơn vị chức năng của Bộ Công An và Vụ, Cục NHTƯ triển khai công tác đảm bảo an ninh, an toàn của hệ thống. Song song với đó, quan tâm tới công tác phòng chống rửa tiền, quản lý rủi ro giao dịch gian lận giả mạo, giảm thiểu thiệt hại cho người dân trước các đối tượng lừa đảo. Đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc phối hợp các đơn vị cung ứng dịch vụ nâng cao trải nghiệm khách hàng, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tiện lợi và an toàn.

Cùng với đó, tiếp tục thúc đẩy triển khai thanh toán dịch vụ công cả về số lượng dịch vụ lẫn số người dùng, trong đó ưu tiên các lĩnh vực trọng điểm như y tế và giáo dục.

Ngoài ra, cần tăng cường công tác truyền thông giúp công chúng hiểu được hoạt động sự thuận tiện, an toàn của thanh toán không dùng tiền mặt cũng như các sản phẩm dịch vụ, hoạt động của Công ty.

Nguồn tin: Dangcongsan.vn

Có thể bạn quan tâm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây