Top 10 game có thưởng khi tải về - tải game đánh bài đổi thưởng 88

trongdong
text logo

Hà Nội đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Tác giả bài viết: Đặng Hiếu

Thứ sáu - 30/12/2022 01:50

Với 1.649 sản phẩm từ năm 2019 đến nay, Hà Nội được coi là đơn vị dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều chủ thể OCOP gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Trước thực trạng này, Hà Nội đã và đang đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các chủ thể OCOP tiêu thụ sản phẩm.

Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP (Ảnh: Đặng Hiếu)
Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP (Ảnh: Đặng Hiếu)

Theo ông Nguyễn Văn Chí, Phó chánh Văn phòng thường trực Văn phòng điều phối Chương trình nông thôn mới Hà Nội, triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), lũy kế từ năm 2019 đến nay, Hà Nội có 1.649 sản phẩm OCOP, gồm: 4 sản phẩm 5 sao; 2 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã được Trung ương đánh giá; 11 sản phẩm tiềm năng 5 sao của năm 2020 đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét đánh giá, phân hạng; 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao. Trong đó: ngành thực phẩm có 1.071 sản phẩm, ngành đồ uống 35 sản phẩm, ngành thảo dược 17 sản phẩm, ngành thủ công mỹ nghệ 492 sản phẩm, ngành vải và may mặc 34 sản phẩm. Với số liệu như trên, Hà Nội được coi là đơn vị có số lượng sản phẩm OCOP lớn nhất cả nước.

Nâng cao nhận thức về Chương trình OCOP

Để đạt được những kết quả rất tích cực này, cũng theo ông Nguyễn Văn Chí, Hà Nội đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tầm quan trọng, ý nghĩa của Chương trình OCOP; cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế nông thôn và Chương trình OCOP; quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm và các mô hình, cách làm hay của các tổ chức, cá nhân thực hiện thành công Chương trình OCOP trên các phương tiện thông tin đại chúng. Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội đã phối hợp với gần 40 cơ quan truyền thông của Trung ương và Thành phố tuyên truyền về Chương trình OCOP dưới dạng chương trình truyền hình, bài viết chuyên đề.

Song song với việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và Thành phố; Văn phòng Điều phối nông thôn mới Thành phố còn biên soạn, phát hành ấn phẩm giới thiệu sản phẩm OCOP tiêu biểu, lợi thế, chủ lực của Thành phố gắn với phát triển du lịch văn hóa để cán bộ, doanh nghiệp, tập đoàn, siêu thị, các tập thể, cá nhân quan tâm tìm hiểu xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm OCOP của Hà Nội.

Đặc biệt, khi các sản phẩm được UBND Thành phố chứng nhận sản phẩm OCOP, để kịp thời quảng bá, hỗ trợ các chủ thể; Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan truyền thông phối hợp tiến hành xây dựng các phóng sự, bài viết để tuyên truyền trên thông tin đại chúng của Trung ương và Thành phố để các tổ chức, cá nhân và người dân nhận diện, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm. Chẳng hạn, các Đài Truyền hình Trung ương và Thành phố như: Đài tiếng nói Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội; Đài Truyền hình KTS VTC - Kênh VTC2, Kênh truyền hình Nông nghiệp - Nông thôn VTC16 đã phát 55 tin, chương trình, phóng sự truyền hình; đã có trên 55 chuyên trang và trên 244 tin, bài viết được đăng tải trên các báo, tạp chí Trung ương và Thành phố như Báo Hà Nội mới; Báo Kinh tế và đô thị; Báo Tuổi trẻ thủ đô; Báo Nông nghiệp Việt Nam; Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; Cơ quan Thường trú TTXVN tại Hà Nội; Báo Điện tử Chính phủ;... tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và Thành phố Hà Nội về Chương trình OCOP, phát triển nông nghiệp, thị trường, giới thiệu những tiến bộ khoa học công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nhiều đài, báo đã bố trí chuyên mục riêng, cố định thời gian trong tuần để độc giả thuận tiện theo dõi. Ngoài ra, một số sản phẩm OCOP chủ lực của Hà Nội đã được Thông tấn xã Việt Nam thông tin, tuyên truyền trên báo điện tử bằng một số ngôn ngữ nước ngoài.

Ngoài ra, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội cũng tăng cường phối hợp với các Ban, Hội đoàn thể tổ chức tuyên truyền như: Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; Hội nông dân Thành phố; Trung tâm Phát triển Phụ nữ;… tổ chức tuyên truyền dưới nhiều hình thức như: Hội thảo Hội Nông dân tiêu biểu là chủ các mô hình phát triển kinh tế, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, các doanh nghiệp... trên địa bàn Thành phố; Tọa đàm Thanh niên Khởi nghiệp xây dựng sản phẩm OCOP từ ý tưởng.

Duy trì website “nongthonmoihanoi.gov.vn” của Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, thông tin, sự kiện về Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP của Trung ương và Thành phố; nâng cao chất lượng bài viết trên website của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Thành phố để tăng cường giới thiệu quảng bá, kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm OCOP... giúp doanh nghiệp, người tiêu dùng tiếp cận thông tin, kết quả hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP các cấp…

Tăng cường xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Thực tế cho thấy, thời gian qua, nhiều người tiêu dùng đánh giá sản phẩm OCOP có chất lượng tốt, được thị trường đón nhận. Tuy nhiên, cũng có không ít chủ thể OCOP lo lắng về đầu ra cho sản phẩm. Trước vấn đề này, để thúc đẩy xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP, theo ông Nguyễn Văn Chí, UBND Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo thực hiện lồng ghép các nguồn kinh phí để thực hiện công tác xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP với Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Thành phố. Đồng thời, để hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc và điểm nghẽn nhằm phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiệu hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng đã tổ chức nhiều diễn đàn trực tuyến kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm; tổ chức mô hình thí điểm “Kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền” bằng hình thức trực tuyến.

Đặc biệt, thực hiện Chương trình chuyển đổi số của Chính phủ, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội đã phối hợp với TikTok Việt Nam hỗ trợ các các chủ thể OCOP và các đơn vị sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền được học tập trao đổi kinh nghiệm kỹ năng bán hàng trên TikTok; trao đổi chéo sản phẩm với nhau và kết nối tiêu thụ, xúc tiến thương mại sản phẩm với các hệ thống phân phối và người tiêu dùng Thủ đô và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngoài ra, cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn và hỗ trợ xúc tiến thương mại miễn phí cho các chủ thể OCOP trên nền tảng TikTok; tổ chức chương trình livestream xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền trên TikTok Việt Nam cho chủ thể có sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền đến từ Hà Nội và một số tỉnh, thành. Đến nay, trang OCOP trên TikTok đã có gần 20.000 lượt người follower. Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội cũng đã phối hợp hợp tác chiến lược cùng Công ty Cổ phần thực phẩm dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam Vinanutrifood và hệ thống chuỗi siêu thị Nutri Mart nhằm nâng cao năng lực số và chung tay quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nộ nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên nền tảng số và chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, kinh doanh, góp phần tạo thêm nhiều kênh tiếp cận với người tiêu dùng, giúp các chủ thể OCOP chủ động đầu ra, xây dựng chuỗi giá trị bền vững cho sản phẩm OCOP Hà Nội.

Trong các năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội cũng đã tổ chức nhiều sự kiện, hội chợ nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP. Thông qua các sự kiện này, sản phẩm OCOP và các đặc sản vùng miền bước đầu được người tiêu dùng nhận diện thương hiệu sản phẩm OCOP và đánh giá cao về lượng, phong phú về chủng loại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đã và đang chiếm được niềm tin của người tiêu dùng. Chẳng hạn, trong năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội chợ tại Khu Đô thị Splendora, Bắc An Khánh, huyện Hoài Đức từ ngày 07/3/2022 đến 10/3/2022 (4 ngày). Tham gia trưng bày tại Hội chợ có 100 gian hàng của các chủ thể, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với 78 đơn vị thuộc thành phố Hà Nội và 19 tỉnh, thành trên cả nước; bên cạnh đó cũng đã diễn ra Triển lãm sinh vật cảnh với 250 nhà vườn đến từ các tỉnh, thành phố; Hội chợ đã có trên 1 vạn lượt người thăm quan, mua sắm với doanh số đạt trên 5 tỷ đồng…

Có thể thấy, từ những kết quả tích cực đã đạt được, là cơ sở quan trọng để Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh phát triển Chương trình OCOP trong những năm tiếp theo.

 Cũng theo ông Nguyễn Văn Chí, Hà Nội đã đề ra mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên. Để đạt được mục tiêu này, Hà Nội xác định sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân về Chương trình nông thôn mới, Chương trình OCOP trên các phương tiện truyền thông, trên mạng xã hội. Tập trung đào tạo tập huấn cho cán bộ quản lý và các chủ thể tham gia chương trình OCOP. Tổ chức các đoàn công tác của Hội đồng đánh giá, Tổ tư vấn, cán bộ làm OCOP từ Thành phố tới huyện, xã, các chủ thể sản xuất đi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong nước và nước ngoài.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền, các sản phẩm tiềm năng tham gia Chương trình OCOP của Hà Nội và cả nước vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng Online và xuất khẩu để sản phẩm OCOP trở thành một thương hiệu mạnh được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế quan tâm và sử dụng…

Nguồn tin: Dangcongsan.vn

Có thể bạn quan tâm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây